Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
3072

Quy hoạch vùng phụ cận di tích Thành Nhà Hồ: Du lịch kết nối di sản

Ngày 14/01/2017 00:00:00

(THO) - Khu vực phụ cận di sản Thành Nhà Hồ chứa đựng tất cả các yếu tố văn hóa vật thể, phi vật thể góp phần hoàn chỉnh diện mạo kinh thành xưa. Bởi vậy, việc kết nối di sản với hệ thống di tích dày đặc và đa dạng trên địa bàn sẽ góp phần hoàn thiện và tăng sức hấp dẫn cho sản phẩm du lịch khám phá di sản văn hóa thế giới hiện nay.

Lấp lánh một vùng di sản

Ít có nơi nào như Vĩnh Lộc, khi 131 làng mà có tới 252 di tích, danh thắng lịch sử - văn hóa. Vùng đất còn được biết đến như là quý hương Nhà Trịnh và đặc biệt nổi tiếng là mảnh đất được chọn để trở thành kinh đô nước Việt trong một giai đoạn lịch sử đầy biến động thời Trần – Hồ. Mảnh đất thấm đẫm truyền thống lịch sử và tinh thần văn hóa dân tộc này, nơi mỗi tên đất tên làng, đền, đài, miếu, mạo, khu chợ, bến sông... đều lưu giữ một huyền tích cho riêng mình. Chính vì lẽ đó, việc phát huy giá trị Di sản Văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ không thể tách rời vùng di sản lấp lánh bậc nhất xứ Thanh này.

Thành Nhà Hồ nằm trọn vẹn trong một vùng non nước hữu tình. Dãy Kim Sơn chạy dọc sông Mã, cả thảy 29 ngọn được người xưa ca ngợi “xa trông có chỗ như tàn như lọng, như lâu đài như cờ quạt, như gấm như thêu, khi tạnh khi mưa khác vẻ, buổi sáng buổi chiều khác màu”. Trong núi có động Kim Sơn (xã Vĩnh An) đẹp tự nhiên và nguyên sơ, được ví như Phong Nha thứ hai của Việt Nam. Nằm về phía Tây dãy núi Xuân Đài, thắng cảnh động Hồ Công (xã Vĩnh Ninh) gắn với huyền tích tiên ông giáng trần, được mệnh danh là “Nam thiên tam thập lục động Hồ Công đệ nhất” (36 động của nước Nam, động Hồ Công là nhất). “Thanh kỳ khả ái” - bút tích người xưa còn lưu lại trên phiến đá giữa lưng chừng núi và câu thơ cảm thán của vua Lê Thánh tông được khắc vào đá “Thần chùng quỷ tạc vạn trùng san” đã tồn tại qua bao thế kỷ, như là minh chứng cho vẻ đẹp thần tiên của danh thắng này.

Vĩnh Lộc đậm đặc di tích giàu giá trị, một trong số đó là quần thể di tích Phủ Trịnh – nghè Vẹt, nơi thờ tự linh thiêng 10 vị chúa trong thế phổ Nhà Trịnh, được đánh giá là quần thể kiến trúc độc đáo, đặc trưng của kiến trúc gỗ thế kỷ XVII. Cùng hệ thống các đền, đình, chùa nổi tiếng, như đình Đông Môn (xã Vĩnh Long), đình Tam Tổng (xã Vĩnh Tiến), đền Trịnh Khả... Đặc biệt, chùa Giáng (thị trấn Vĩnh Lộc) nằm dưới chân Đốn Sơn, được xem là nơi thuận về thế sông núi, thoáng gió, tụ khí, dễ khiến lòng người phát thiện tâm. Vĩnh Lộc cũng là đất của các làng cổ, nhà cổ đặc trưng cho không gian sinh hoạt - không gian văn hóa, kiến trúc người Việt. Những ngôi làng Việt nằm cạnh thành đá như chứng nhân thế kỷ về lịch sử tòa thành. Những cái tên như Đông Môn, Mỹ Xuyên, Phương Nhai, Giang Biểu còn như là dấu tích của một vùng vốn từng là kinh kỳ một thuở. Trong đó còn bảo tồn nhiều ngôi nhà cổ đã gắn bó biết mấy đời người, mà tiêu biểu hơn cả là ngôi nhà của ông Phạm Ngọc Tùng (xã Vĩnh Tiến), với lối kiến trúc độc đáo hiếm thời Nguyễn vẫn được gìn giữ tương đối nguyên vẹn và ngôi nhà có lịch sử hơn 200 năm này đã được công nhận là “Nhà cổ dân gian Việt Nam” (năm 2004).

Phát triển du lịch - phát huy giá trị di sản

Phát huy giá trị di sản Thành Nhà Hồ cần gắn kết chặt chẽ với việc khai thác lợi thế của vùng đất hội sơn tụ thủy Vĩnh Lộc là quan điểm xuyên suốt từ tỉnh đến cơ sở. Đặc biệt, Quyết định 1316/QĐ-TTg, ngày 12-8-2015 của Thủ tướng Chính phủ về “Quy hoạch tổng thể bảo tồn, phát huy giá trị di tích Thành Nhà Hồ và vùng phụ cận gắn với phát triển du lịch”, là sự định hướng rõ ràng, cụ thể về sự gắn kết ấy. Quy hoạch tổng thể có quy mô 5.078,5 ha, gồm vùng lõi và vùng đệm. Trong đó, vùng lõi rộng 155,5 ha, có Thành Nội, La Thành và Đàn tế Nam Giao; vùng đệm rộng 4.923 ha gồm các di tích, công trình tôn giáo tín ngưỡng (54,87 ha) và khu vực cảnh quan đồi, núi, sông hồ có mối quan hệ với di sản thế giới, khu vực phát huy giá trị di tích phục vụ du lịch, thị trấn Vĩnh Lộc, làng xã và đồng ruộng (4.868,13 ha).

Có thể nói, vùng đệm này ví như “vành đai” bao bọc quanh di sản, trong đó quy hoạch đặc biệt chú trọng đến việc xây dựng các không gian kiến trúc, cảnh quan truyền thống đặc trưng. Cụ thể, thị trấn Vĩnh Lộc phải tạo nét đặc trưng của đô thị cổ ven sông, lấy di tích làm tâm và di tích liên thông qua không gian xanh làm trục bố cục. Chỉ giới xây dựng thay đổi chiều ngang và chiều cao (từ 3m - 6m) tạo ra những không gian đóng, mở cho di tích hiện có... Cùng với đó, không gian, kiến trúc cảnh quan làng truyền thống lấy Xuân Giai, Đông Môn, Tây Giai làm cơ sở và các công trình tôn giáo, tín ngưỡng, nhà cổ trong làng là hạt nhân bố cục. Kiến trúc nhà ở là nhà truyền thống nông thôn vùng đồng bằng Bắc - Trung bộ; đường làng, xóm hình tự do với giới hạn dưới là mặt đường lát gạch chỉ nghiêng...

Khu vực phụ cận di sản Thành Nhà Hồ chứa đựng tất cả các yếu tố văn hóa vật thể, phi vật thể góp phần làm nên tính hoàn chỉnh cho diện mạo kinh thành xưa. Bên cạnh việc kết nối di sản với hệ thống di tích dày đặc và đa dạng trên địa bàn, việc khôi phục các nghề, làng nghề truyền thống, lễ hội văn hóa lịch sử đặc sắc... sẽ góp phần làm phong phú, hấp dẫn cho sản phẩm du lịch khám phá di sản văn hóa thế giới. Đồng thời, lấy Thành Nhà Hồ làm điểm tựa để thúc đẩy du lịch địa phương phát triển.

Quy hoạch vùng phụ cận di tích Thành Nhà Hồ: Du lịch kết nối di sản

Đăng lúc: 14/01/2017 00:00:00 (GMT+7)

(THO) - Khu vực phụ cận di sản Thành Nhà Hồ chứa đựng tất cả các yếu tố văn hóa vật thể, phi vật thể góp phần hoàn chỉnh diện mạo kinh thành xưa. Bởi vậy, việc kết nối di sản với hệ thống di tích dày đặc và đa dạng trên địa bàn sẽ góp phần hoàn thiện và tăng sức hấp dẫn cho sản phẩm du lịch khám phá di sản văn hóa thế giới hiện nay.

Lấp lánh một vùng di sản

Ít có nơi nào như Vĩnh Lộc, khi 131 làng mà có tới 252 di tích, danh thắng lịch sử - văn hóa. Vùng đất còn được biết đến như là quý hương Nhà Trịnh và đặc biệt nổi tiếng là mảnh đất được chọn để trở thành kinh đô nước Việt trong một giai đoạn lịch sử đầy biến động thời Trần – Hồ. Mảnh đất thấm đẫm truyền thống lịch sử và tinh thần văn hóa dân tộc này, nơi mỗi tên đất tên làng, đền, đài, miếu, mạo, khu chợ, bến sông... đều lưu giữ một huyền tích cho riêng mình. Chính vì lẽ đó, việc phát huy giá trị Di sản Văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ không thể tách rời vùng di sản lấp lánh bậc nhất xứ Thanh này.

Thành Nhà Hồ nằm trọn vẹn trong một vùng non nước hữu tình. Dãy Kim Sơn chạy dọc sông Mã, cả thảy 29 ngọn được người xưa ca ngợi “xa trông có chỗ như tàn như lọng, như lâu đài như cờ quạt, như gấm như thêu, khi tạnh khi mưa khác vẻ, buổi sáng buổi chiều khác màu”. Trong núi có động Kim Sơn (xã Vĩnh An) đẹp tự nhiên và nguyên sơ, được ví như Phong Nha thứ hai của Việt Nam. Nằm về phía Tây dãy núi Xuân Đài, thắng cảnh động Hồ Công (xã Vĩnh Ninh) gắn với huyền tích tiên ông giáng trần, được mệnh danh là “Nam thiên tam thập lục động Hồ Công đệ nhất” (36 động của nước Nam, động Hồ Công là nhất). “Thanh kỳ khả ái” - bút tích người xưa còn lưu lại trên phiến đá giữa lưng chừng núi và câu thơ cảm thán của vua Lê Thánh tông được khắc vào đá “Thần chùng quỷ tạc vạn trùng san” đã tồn tại qua bao thế kỷ, như là minh chứng cho vẻ đẹp thần tiên của danh thắng này.

Vĩnh Lộc đậm đặc di tích giàu giá trị, một trong số đó là quần thể di tích Phủ Trịnh – nghè Vẹt, nơi thờ tự linh thiêng 10 vị chúa trong thế phổ Nhà Trịnh, được đánh giá là quần thể kiến trúc độc đáo, đặc trưng của kiến trúc gỗ thế kỷ XVII. Cùng hệ thống các đền, đình, chùa nổi tiếng, như đình Đông Môn (xã Vĩnh Long), đình Tam Tổng (xã Vĩnh Tiến), đền Trịnh Khả... Đặc biệt, chùa Giáng (thị trấn Vĩnh Lộc) nằm dưới chân Đốn Sơn, được xem là nơi thuận về thế sông núi, thoáng gió, tụ khí, dễ khiến lòng người phát thiện tâm. Vĩnh Lộc cũng là đất của các làng cổ, nhà cổ đặc trưng cho không gian sinh hoạt - không gian văn hóa, kiến trúc người Việt. Những ngôi làng Việt nằm cạnh thành đá như chứng nhân thế kỷ về lịch sử tòa thành. Những cái tên như Đông Môn, Mỹ Xuyên, Phương Nhai, Giang Biểu còn như là dấu tích của một vùng vốn từng là kinh kỳ một thuở. Trong đó còn bảo tồn nhiều ngôi nhà cổ đã gắn bó biết mấy đời người, mà tiêu biểu hơn cả là ngôi nhà của ông Phạm Ngọc Tùng (xã Vĩnh Tiến), với lối kiến trúc độc đáo hiếm thời Nguyễn vẫn được gìn giữ tương đối nguyên vẹn và ngôi nhà có lịch sử hơn 200 năm này đã được công nhận là “Nhà cổ dân gian Việt Nam” (năm 2004).

Phát triển du lịch - phát huy giá trị di sản

Phát huy giá trị di sản Thành Nhà Hồ cần gắn kết chặt chẽ với việc khai thác lợi thế của vùng đất hội sơn tụ thủy Vĩnh Lộc là quan điểm xuyên suốt từ tỉnh đến cơ sở. Đặc biệt, Quyết định 1316/QĐ-TTg, ngày 12-8-2015 của Thủ tướng Chính phủ về “Quy hoạch tổng thể bảo tồn, phát huy giá trị di tích Thành Nhà Hồ và vùng phụ cận gắn với phát triển du lịch”, là sự định hướng rõ ràng, cụ thể về sự gắn kết ấy. Quy hoạch tổng thể có quy mô 5.078,5 ha, gồm vùng lõi và vùng đệm. Trong đó, vùng lõi rộng 155,5 ha, có Thành Nội, La Thành và Đàn tế Nam Giao; vùng đệm rộng 4.923 ha gồm các di tích, công trình tôn giáo tín ngưỡng (54,87 ha) và khu vực cảnh quan đồi, núi, sông hồ có mối quan hệ với di sản thế giới, khu vực phát huy giá trị di tích phục vụ du lịch, thị trấn Vĩnh Lộc, làng xã và đồng ruộng (4.868,13 ha).

Có thể nói, vùng đệm này ví như “vành đai” bao bọc quanh di sản, trong đó quy hoạch đặc biệt chú trọng đến việc xây dựng các không gian kiến trúc, cảnh quan truyền thống đặc trưng. Cụ thể, thị trấn Vĩnh Lộc phải tạo nét đặc trưng của đô thị cổ ven sông, lấy di tích làm tâm và di tích liên thông qua không gian xanh làm trục bố cục. Chỉ giới xây dựng thay đổi chiều ngang và chiều cao (từ 3m - 6m) tạo ra những không gian đóng, mở cho di tích hiện có... Cùng với đó, không gian, kiến trúc cảnh quan làng truyền thống lấy Xuân Giai, Đông Môn, Tây Giai làm cơ sở và các công trình tôn giáo, tín ngưỡng, nhà cổ trong làng là hạt nhân bố cục. Kiến trúc nhà ở là nhà truyền thống nông thôn vùng đồng bằng Bắc - Trung bộ; đường làng, xóm hình tự do với giới hạn dưới là mặt đường lát gạch chỉ nghiêng...

Khu vực phụ cận di sản Thành Nhà Hồ chứa đựng tất cả các yếu tố văn hóa vật thể, phi vật thể góp phần làm nên tính hoàn chỉnh cho diện mạo kinh thành xưa. Bên cạnh việc kết nối di sản với hệ thống di tích dày đặc và đa dạng trên địa bàn, việc khôi phục các nghề, làng nghề truyền thống, lễ hội văn hóa lịch sử đặc sắc... sẽ góp phần làm phong phú, hấp dẫn cho sản phẩm du lịch khám phá di sản văn hóa thế giới. Đồng thời, lấy Thành Nhà Hồ làm điểm tựa để thúc đẩy du lịch địa phương phát triển.

CÔNG KHAI KQ GIẢI QUYẾT TTHC